TĂNG HUYẾT ÁP VÔ CĂN

Tăng huyết áp vô căn là gì?

Tăng huyết áp là hiện tượng tăng áp lực dòng máu lên thành mạch máu. Có hai loại tăng huyết áp:
  • Tăng huyết áp có nguyên nhân: chỉ chiếm một tỷ lệ rất nhỏ (dưới 5%). Những nguyên nhân có thể nhận biết là: bệnh thận mạn tính, bệnh mạch máu thận, u tủy thượng thận, bệnh cường aldosteron tiên phát, rối loạn thở trong giấc ngủ, sử dụng một số thuốc có liên quan hoặc gây ra tăng huyết áp, hội chứng Cushing (hội chứng này do u ở tuyến yên hay tuyến thượng thận làm tăng tiết cortisol gây tăng huyết áp), hẹp động mạch chủ, bệnh tuyến giáp hay tuyến cận giáp. Điều trị tăng huyết áp có nguyên nhân là giải quyết những vấn đề gây ra tăng huyết áp vừa kể trên.
  • Tăng huyết áp không có nguyên nhân (còn gọi là tăng huyết áp vô căn): gọi như vậy vì cho đến nay vẫn chưa tìm được nguyên nhân làm tăng huyết áp ở nhóm này. Loại tăng huyết áp này chiếm tỷ lệ rất lớn (95%), đến nỗi khi nhắc đến tăng huyết áp thì người ta hiểu đó là tăng huyết áp vô căn.   
Tăng huyết áp vô căn rất nguy hiểm?
  • Điều trị khó khăn: do không biết nguyên nhân gây tăng huyết áp nên khi điều trị thì không thể giải quyết được gốc rễ của bệnh, chủ yếu là cho bệnh nhân dùng thử các loại thuốc hạ huyết áp, thấy loại nào có đáp ứng thì tiếp tục dùng, đôi khi dùng phương pháp đánh bủa vây bằng hai hay ba loại thuốc thuộc các nhóm thuốc khác nhau.
  • Biến chứng nguy hiểm: Đặc điểm của bệnh tăng huyết áp vô căn là nhiều khi dùng thuốc mà huyết áp vẫn không hạ, hoặc trong ngày vẫn có thời điểm huyết áp tăng lên tới đỉnh. Điều này rất bất lợi cho bệnh nhân, vì áp lực mạch máu tăng cao sẽ làm phá hủy những vi mạch, dẫn tới tổn thương những cơ quan đích: phì đại thất trái, đau thắt ngực hoặc nhồi máu cơ tim, suy tim; đột quỵ hay cơn thiếu máu não thoáng qua; bệnh thận mạn tính; bệnh mạch máu ngoại biên; bệnh lý võng mạc. Biến chứng cấp tính là cơn tăng huyết áp kịch phát, đây là biến chứng nguy hiểm có thể dẫn đến suy tim cấp mà biểu hiện điển hình nhất là phù phổi cấp, tai biến mạch máu não, suy thận…
  • Phải điều trị lâu dài: Nếu như tăng huyết áp có nguyên nhân thì chỉ cần giải quyết nguyên nhân đó là bệnh nhân có thể hết bệnh mà không cần dùng thuốc. Còn với huyết áp vô căn thì có khi người bệnh phải dùng thuốc suốt đời, bởi các thuốc điều trị mới chỉ điều trị triệu chứng chứ không trị tận gốc bệnh. Điều này khiến người bệnh luôn phải lệ thuộc vào thuốc, và dùng thuốc lâu dài lại có hại cho sức khỏe, đặc biệt là các cơ quan gan, thận dễ bị ảnh hưởng nhất. Thuốc điều trị tăng huyết áp nhiều khi làm bệnh nhân mệt mỏi, khó chịu vì những tác dụng phụ của nó.
 
          Những biến chứng nguy hiểm của cao huyết áp bao gồm đột quỵ, nhồi máu cơ tim, suy tim, suy thận

0 nhận xét: