Triệu chứng của bệnh cao huyết áp và chế độ dinh dưỡng dành cho người bệnh

Khi đã mắc bệnh cao huyết áp, người bệnh cần phải có chế độ dinh dưỡng hợp lý để phòng bệnh tăng huyết áp và trang bị kiến thức về bệnh để có thể phát hiện sớm các triệu chứng tăng huyết áp.
Cao huyết áp là một căn bệnh vô cùng nguy hiểm có thể gây ra những hậu quả vô cùng nghiêm trọng cho sức khoẻ và chất lượng cuộc sống. Vì vậy, người bệnh cũng như người thân cần phải có những hiểu biết nhất định để nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp.
Nhận biết đúng các triệu chứng bệnh cao huyết áp
Tăng huyết áp là tăng tình trạng huyết áp tối đa lớn hơn 140 mmHg, huyết áp tối thiểu lớn hơn hoặc bằng 90 mmHg trở lên. Các chỉ số này có thể tăng hoặc giảm tuỳ thuộc vào các yếu tố giới tính, tuổi tác và thói quen sinh hoạt. Tăng huyết áp có thể là tăng một trong hai chỉ số này. Trong đó, trường hợp tăng huyết áp tối thiểu tăng cao là đặc biệt nguy hiểm vì dễ gây tai biến.
Các triệu chứng bệnh cao huyết áp rất phức tạp và cũng biểu hiện tuỳ thuộc theo thể trạng của từng người. Những triệu chứng này nặng nhẹ khác nhau, có những tác động cũng như gây ra những phản ứng khác nhau đối với từng cơ thể bệnh nhân. Triệu chứng bệnh cao huyết áp như nhức đầu, chóng mặt, ù tai, mất ngủ mức độ nhẹ, hoa mắt… Cũng có thể tuỳ bệnh nhân mà các triệu chứng này dữ dội hơn, có thể đau vùng tim, giảm thị lực, người bệnh thở gấp, mặt đỏ bừng tái xanh, nôn ói, hồi hộp, hốt hoảng…
Việc nhận biết các triệu chứng bệnh cao huyết áp cần phải đặt trong tương quan các nguyên nhân gây tăng huyết áp có nguyên nhân vận động hay là cao huyết áp do bệnh lý. Tuổi cao thì dẫn đến huyết áp cao hơn người trẻ, nam có huyết áp cao hơn nữ. Vì vậy, để nhận biết được tình trạng bệnh thực sự, người bệnh cần được thăm khám và theo dõi một cách kỹ lưỡng và liên tục.
Các triệu chứng bệnh cao huyết áp được coi là những dấu hiệu chỉ ra bệnh để bệnh nhân tham khám sức khoẻ của mình. Tuy nhiên, không chỉ dựa vào triệu chứng mà định bệnh để tránh làm bệnh nhân hoảng sợ về sức khoẻ cũng như xem thường bệnh trạng của mình. Những nhận biết này có thể giúp bệnh nhân phát hiện sớm bệnh cũng như đánh giá đúng mức độ, tình trạng bệnh của mình.
triệu chứng của bệnh cao huyết áp
Điều trị bệnh tăng huyết áp như thế nào?
Mục đích chính của điều trị bệnh tăng huyết áp là giữ cho huyết áp dưới 140/90 mmHg, hoặc thậm chí là thấp hơn đối với những bệnh nhân có bệnh đái tháo đường hay bệnh thận mạn tính kèm theo. Việc điều trị tăng huyết áp rất quan trọng trong việc làm giảm nguy cơ bị đột quỵ, đau thắt ngực, suy tim.
Huyết áp cao có thể điều trị bằng thuốc, bằng cách thay đổi lối sống hoặc kết hợp cả hai. Việc thay đổi lối sống như là giảm cân, bỏ hút thuốc lá, ăn những thức ăn có lợi cho sức khỏe, giảm lượng muối ăn vào, tập thể dục thường xuyên, giới hạn lượng rượu uống vào.
Thuốc điều trị tăng huyếp áp bao gồm các thuốc như: thuốc ức chế men chuyển, thuốc ức chế thụ thể angiotensin, thuốc ức chế beta, thuốc ức chế chuyển canxi, thuốc ức chế alpha, thuốc dãn mạch ngoại biên. Đây là các thuốc đầu tay trong điều trị tăng huyết áp. Các thuốc này có thể được sử dụng đơn độc hoặc phối hợp với nhau tùy thuộc từng bệnh nhân.
Làm thế nào để phòng ngừa tăng huyết áp?
Có thể phòng ngừa tốt chứng tăng huyết áp bằng cách thay đổi lối sống, trong đó cơ bản là thay đổi chế độ ăn và tập thể dục. Điều quan trọng là phải giữ cân nặng vừa phải, giảm lượng muối ăn vào, giảm uống rượu và giảm căng thẳng.
Để phòng ngừa tổn thương các cơ quan và các bệnh lý có thể gây ra nởi tăng huyết áp như suy tim, tổn thương thận, điều quan trọng là phải được tầm soát, chẩn đoán, điều trị và kiểm soát huyết áp tốt trong gia đoạn đầu.

Cách phát hiện sớm dấu hiệu cơn tăng huyết áp

Tăng huyết áp có diễn biến thầm lặng, ít có những biểu hiện rõ ràng nhưng những biến chứng mà nó đem lại thì lại rất nặng nề. Theo thống kê, tỷ lệ tăng huyết áp tăng cao ở người lớn tuổi và đang có xu hướng tăng nhanh trên toàn thế giới. Người ta còn mệnh danh tăng huyết áp là kẻ giết người thầm lặng bởi diễn biến âm thầm của nó. Vậy có cách nào để phát hiện sớm các dấu hiệu của tăng huyết áp?
Đo huyết áp thường xuyên
Đo huyết áp là phương pháp duy nhất để biết mình có bị tăng huyết áp hay không. Theo định nghĩa của Tổ chức Y tế Thế giới, gọi là tăng huyết áp khi huyết áp tối đa bằng hoặc trên 140mmHg và huyết áp tối thiểu bằng hoặc trên 90 mmHg.
Một đặc điểm của huyết áp là có sự biến thiên khá lớn trong ngày và giữa các ngày. Do đó, chẩn đoán tăng huyết áp phải dựa vào nhiều lần đo tại các thời điểm khác nhau.
Biểu hiện của bệnh tăng huyết áp rất nghèo nàn, không đặc hiệu. Chính vì vậy người bệnh rất chủ quan và chỉ chịu khám để điều trị khi đã xảy ra các biến chứng. Bệnh có thể biểu hiện bằng các triệu chứng như đau đầu, đỏ bừng hay nóng bừng mặt, tức nặng ngực. Chính vì sự nghèo nàn của các triệu chứng nên cách phát hiện bệnh sớm duy nhất là kiểm tra huyết áp thường xuyên, nhất là khi có các dấu hiệu nghi ngờ, hoặc khi con số huyết áp gần tới mức tối đa cho phép (gần đến giá trị 140/90 mmHg).
Ở người bình thường huyết áp ban ngày cao hơn ban đêm, huyết áp hạ xuống thấp nhất vào 1-3 giờ sáng khi ngủ say và huyết áp cao nhất từ 8-10 giờ sáng. Khi vận động, gắng sức thể lực, căng thẳng thần kinh, xúc động mạnh… đều có thể làm huyết áp tăng lên. Ngược lại khi nghỉ ngơi, thư giãn làm huyết áp hạ xuống.
Khi bị lạnh gây co mạch, hoặc dùng 1 số thuốc co mạch (ví dụ thuốc nhỏ mũi) hoặc thuốc tăng co bóp cơ tim, ăn mặn có thể làm HA tăng lên. Ở môi trường nóng, ra nhiều mồ hôi, bị tiêu chảy…hoặc dùng thuốc dãn mạch có thể gây hạ huyết áp.
Lời khuyên cho người bị tăng huyết áp
Bắt đầu và tiếp tục điều trị ngay cả khi bạn không có triệu chứng khó chịu do tăng huyết áp gây ra vì tăng huyết áp có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng nếu như không kiểm soát tốt.
Việc kiểm soát huyết áp tốt mang lại nhiều lợi ích quan trọng hơn nhiều so với vài tác dụng phụ tạm thời do thuốc gây ra. Đừng nản chí vì có thể dùng thuốc suốt đời. Nên tái khám định kỳ Không tự mua thuốc hạ huyết áp uống
Không chỉ uống thuốc khi huyết áp tăng cao và ngưng thuốc khi huyết áp về bình thường.
Không dùng lại toa thuốc cũ trong 1 thời gian dài không tái khám.

Dinh dưỡng cho người huyết áp cao

Người cao huyết áp cần hạn chế rượu, dè chừng muối ăn, ít ăn thịt, tăng cường sử dụng bơ thực vật, ngũ cốc nguyên vỏ lụa, bổ sung nhiều rau quả chứa kali, sữa đã gạn kem…
Thạc sĩ, bác sĩ Nguyễn Thị Thanh Nga, Phó trưởng phòng kế hoạch tổng hợp Bệnh viện Nguyễn Trãi, TP HCM, cho biết chế độ ăn uống không hợp lý với quá nhiều chất béo, ăn quá mặn, sử dụng nhiều thực phẩm chế biến sẵn, hút thuốc lá… là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng nhanh chóng của bệnh tăng huyết áp hiện nay.
Sự chú trọng chế độ dinh dưỡng của người bị tăng huyết áp sẽ tác động rất lớn đến việc phòng tránh bệnh cũng như những biến chứng nguy hiểm của bệnh.
1. Hạn chế uống rượu
Người mắc bệnh huyết áp cao nhất thiết phải biết hạn chế rượu, không uống nhiều hơn 3 ly rượu nhỏ mỗi ngày đối với đàn ông và 2 ly đối với phụ nữ.
2. Tăng cường sử dụng với bơ thực vật
Nhất thiết phải tránh xa chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống và thay thế tối đa mỡ động vật bằng dầu thực vật. Người cao huyết áp cũng cần thay bơ động vật bằng bơ thực vật.
dinh dưỡng cho người cao huyết áp
3. Không để cân nặng ‘vượt chuẩn’
Thừa cân là nguyên nhân gây ảnh hưởng không tốt đến tim và hệ huyết mạch. Khi cân nặng vượt quá trọng lượng cho phép, chứng cao huyết áp sẽ dễ xuất hiện. Vì thế khi có dấu hiệu tăng cân đột ngột và dễ thừa cân, béo phì, bạn cần nhanh chóng cân bằng lại chế độ ăn uống của bản thân và tập luyện thể dục thể thao hợp lý.
4. Cảnh giác với muối ăn
Một người mắc bệnh huyết áp cao chỉ nên sử dụng nhiều nhất 6g muối mỗi ngày. Vì thế, cần tránh để lọ muối ăn và gia vị trên bàn ăn. Ngoài chuyện nấu nướng các món ăn cho nhạt hơn, người cao huyết áp cũng nên tránh các đồ ăn được chế biến sẵn như thịt xông khói, đồ ăn nhanh, một số đồ hộp… vì chúng rất nhiều natri. Bên cạnh đó cũng nên dè chừng muối ăn có trong ngũ cốc của bữa sáng hay trong bánh quy.
5. Hạn chế ăn thịt
Khi bị huyết áp cao, do phải hạn chế chất béo bão hòa nên tốt nhất là chọn những loại thịt càng nạc càng tốt. Hạn chế thịt bò, thịt lợn và thịt cừu, nên chọn cá và thịt gia cầm (nhớ bỏ da).
6. Chọn những phương thức nấu ăn toàn
Cần chọn những cách nấu ít chất béo nhất mà vẫn đảm bảo hàm lượng dinh dưỡng của đồ ăn. Tốt nhất nên làm chín thức ăn bằng phương thức luộc, hấp hoặc nướng. Hạn chế và tránh ăn chiên, xào đồ ăn.
7. Ưu tiên các đồ ăn ít chất béo
Nên chọn sữa đã gạn kem, sữa chua không đường để sử dụng. Tốt nhất trong trường hợp có thể lựa chọn, nên nghiêng về những sản phẩm càng ít chất béo càng tốt.
8. Sử dụng nhiều với ngũ cốc nguyên vỏ lụa
Để đảm bảo nhu cầu tinh bột của cơ thể, người bị huyết áp cao nên tận dụng các loại ngũ cốc toàn phần. Bên cạnh hàm lượng tinh bột, ngũ cốc còn cung cấp một hàm lượng chất xơ đáng kể.
9. Bổ sung nhiều rau quả chứa kali
Nên nạp đủ lượng rau xanh và hoa quả mỗi ngày cho cơ thể để có được một sức khỏe tốt nhất. Đối với những người có huyết áp cao, bên bổ sung nhiều hoa quả chứa kali như hoa quả khô, chuối…

0 nhận xét: